GIẢM THỊ LỰC
(BS Lê Văn
Quân)
I.MỤC TIÊU
1.Định nghĩa được thị lực
2.Đo được TL
3.Chẩn đoán được giảm thị lực
4.Trình bày được các nguyên
nhân gây giảmTL
5.Liệt kê được các phương pháp
điều trị giảm TL
II.ĐỊNH NGHĨA
THỊ LỰC(TL):- Là khả năng
của mắt nhìn rỏ các chi tiết của một vật, nói cụ thể là khả năng của mắt phân biệt rỏ hai
điểm ở gần nhau
-TL phát hiện
(detection) :chỉ cần có cảm nhận có hay không có kích thích về thị
giác mà không cần phân biệt chi tiết cụ thể
(a) TL phát hiện điểm trắng trên
nền đen (b) phát hiện điểm đen trên nền trắng
(a)phát hiện vị trí khỏang hở của chử C Landolt (b) Iliterate E
TL nhận
diện(recognition) : nhận biết chi tiết và nêu tên cụ thể mục tiêu
đích(target) lọai này thường được sử dụng để đo TL trên lâm sàng
Bảng
TL snellen thường dùng trên lâm sàng
III.CÁCH ĐO THỊ LỰC
- NGUYÊN TẮC
-Phải đo TL cả 02 mắt
-Đo TL từng mắt (mắt không
đo phải được che kín)
-Bệnh nhân cách xa bảng thử 5m-6m tùy bảng thử
-Mắt mờ hơn đo trước(hỏi
bệnh nhân)
-Bệnh nhân đeo kính thì thử
TL với mắt có kính
-Bắt đầu đo với hàng trên cùng sau đó xuống hàng nhỏ hơn
và bệnh nhân phài đọc đúng mọi chử
trên hàng được đo
-Bảng đo phải được chiếu đủ
sáng (cường độ trung bình 100-300lux)
-Nếu bệnh nhân đi từ vùng sáng
vào phải nghỉ ngơi 15-20 phút để mắt thích nghi
- CÁCH DIỂN ĐẠT KẾT QUẢ ĐO THỊ LỰC:
Trên lâm sàng
thông dụng nhất là đo TL bằng bảng thử snellen.
TL thường được
diễn đạt bằng số thập phân (1/10, 2/10…)
Người có TL
1/10 có nghĩa là người này chỉ đọc được hàng chữ lớn nhất trên
bảng thử thị lực có 10 hàng
TL tối đa là 10/10
Nếu bệnh nhân không đọc
được hàng chử lớn nhất trên bảng thử Snellen thì diễn tả TL bằng
bảng sau
Cách diễn đạt
|
Viết tắt
|
Định nghĩa
|
Đếm ngón tay
|
ĐNT
|
Đếm được ngón tay ở
khòang cách nào đó
|
Bóng bàn tay
|
BBT
|
Cảm nhận được bàn tay
có cử động hay không ở trước mắt
|
Hứớng ánh sáng
|
HAS
|
Nhận biết được hướng
ánh sáng chiếu vào mắt
|
Cảm nhận được ánh sáng
đèn khám
|
ST(+)
|
Cảm nhận được ánh sáng
|
Không cảm nhận được ánh
sáng
|
ST(-)
|
Không còn cảm nhận được
ánh sáng
|
TL bình thường ở một mắt là 10/10.Dưới mức
này là GIẢM THỊ LỰC
ST(-): Mù
tuyệt đối hay mù hòan tòan
IV.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ LỰC-PHÂN LOẠI
A.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
1 Các tật khúc xạ
2 Kích thước đồng tử
3 Mức độ chiếu sáng
4.Thời gian tiếp xúc với
mục tiêu
5 Thời gian thích nghi của
mắt
6 Cử động của mắt
7.Độ tương phản
B.PHÂN LỌAI
Theo tổ chức y tế thế giới
(WHO) :
Khi TL ở mắt
tốt hơn kể cả có điều chỉnh kính:
- 3/10-6/10: giãm thị lực nhẹ
- 1/10-3/10 :giảm TL trung bình
-
1/20-1/10:giảm TL nặng
-
1/50-1/25 : giảm TL rất nặng
-
Dưới 1/50 : Mù gần hòan tòan
-
ST(-):Mù hòan tòan
V.NGUYÊN NHÂN GIẢM THỊ LỰC
Bất kì nguyên
nhân nào làm mất độ trong suốt của
nhãn cầu hoặc ảnh hưởng đến đường dẫn truyền của dây thần kinh thị
giác đều có thể gây giãm TL
1.Bệnh lý: Theo tổ chức y
tế thế giới WHO (2002) những nguyên nhân gây ra giảm TL
hàng đầu do bệnh lý hiện nay là:
-Đục thuỷ tinh thể (47.9%)
-Có tật khúc xạ mà không mang
kính đìều chỉnh(cận thị , viễn thị.lọan thị)
- Glaucoma (12.3%)
- Bệnh lý thái hóa hòang điểm
tuổi già(8.7%)
- Đục giác mạc(5.1%) do loét giác
mạc ,loạn dưỡng giác mạc do nguyên nhân khác…
- Bệnh lý võng mạc do tiểu đường
(4.8%) và các bệnh lý
khác
2. Chấn thương: chấn thương trực tếp vào
mắt hoặc chấn thương sọ não
3.Bẩm sinh:bệnh lí võngmạc trẻ đẻ
non(ROP),glaucoma bẩm sinh ,đục thủy tinh thể bẩm sinh…
4.Do hóa chất đặcbiệt những chất có
tính baze hoặc acide dùng trong sinh hoạt(chất tầy rửa,..)hoặc trong
công nghiệp (sơn,nhuộm…)
VI ĐIỀU TRỊ
Điều trị tùy
theo nguyên nhân gây giảm thị lực
1.Điều chỉnh bằng kính với những bệnh nhân
có tật khúc
xạ
2.Dùng thuốc(glaucoma mạn.viêm màng bồ đào,lóet giác mạc…)
3.Laser điều trị:Laser Yag.Argon…(glaucoma,đục
bao sau
sau mổ,bệnh lý võng mạc do tiểu đưoờng…)
4.Phẩu thuật:Đục thuỷ tinh thể,Glaucoma cấp,Bong võng mạc…