SƠ CỨU BỎNG-CHẤN THƯƠNG MẮT

03/04/2014, 09:40

     SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG VÀ CÁCH  XỮ LÝ BỎNG HÓA CHẤT Ở MẮT

(Tài liệu dành cho lớp tập huấn tiểu phẩu tuyến dưới)

                                                                         Bs Lê Văn Quân

                                                                                                                                                                              I.MỤC TIÊU

1.Liệt kê được các chấn thương thường gặp trong nhãn khoa

2.Trình bày được cách sơ cứu các chấn thương và bỏng mắt

2.Trình bày được cách xữ trí vết thương mi

II.NỘI DUNG

1.TÓM TẮT GIÃI PHẨU:

             

 

2.CÁC CHẤN THƯƠNG MẮT THƯỜNG GẶP

2.1.Vết thương mi mắt:

Trên phương diện tiểu phẩu cần đánh giá vết thương mi  :1)Có rách đến bờ mi không? 2)Có tổn thương nào ngoài bờ mi mắt 3)Có mất mô nhiều không?

                

 

2.2.Trầy xướt giác mạc:Chỉ tổn thương lớp biểu mô

2.3.Rách giác mạc:

Cần xác định rách một phần hay rách toàn bộ bề dày giác mạc (vỡ nhãn cầu)

2.4 .Dị vật kết mạc –giác mạc:

                                                                 

2.5.Xuất huyết tiền phòng :

                                                                   

2.6.Vỡ nhãn cầu:

                                                                   

2.7.Vỡ xương hốc mắt:

                                           

2.8.Bỏng mắt do hóa chất:

Bỏng do những chất có tính kiềm (Alkaline) hoặc acides

 

3.MỘT SỐ KĨ THUẬT SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG-BỎNG MẮT:

Trước khi thực hiện bất kì thủ thuật nào ở mắt:

-Rửa tay

-Giải thích cho bệnh nhân điều bạn sắp làm

 

3.1 BĂNG CHE MẮT ( eye pad):

a)Những lý do phải băng mắt:

1.Để cho mắt nghỉ ngơi:

e.g., Xuất huyết tiền phòng,Xuất huyết pha lê thể

2.Giúp cho thương tổn  mau lành sau chấn thuơng

e.g.,Trầy xướt giác mạc

3.Bảo vệ cho mắt

e.g., sau thủ thuật,phẩu thuật có gây tê ở mắt

b)Những vật dụng cần thiết:

.Gạc đệm(Gạc có bọc bông gòn )

.Kéo

.Băng keo

c)Chuẩn bị

Điều quan trọng là yêu cầu bệnh nhân không mở mắt bị bệnh bên dưới tấm đệm .Nếu bệnh nhân  nhắm mắt tự nhiên mà không che kín được giác mạc thì điều quan trong là phài dùng ngón tay đè nhẹ cho mi nhắm kín trước khi băng mắt

d)Kĩ thuật

1.Cắt đoạn băng keo dài khỏang 15cm dán vào miếng đệm băng mắt

2.Bảo bệnh nhân nhắm mắt

3.Đặt miếng đệm dán chéo lên mi mắt nhắm kín của bệnh nhân,băng keo dán chặt nhưng nhẹ nhàng vào trán và gò má bệnh nhân

3.Dán thêm băng keo thứ 02 và thứ 03 để đảm bảo tấm đệm dán đuợc phẳng(flat)

                                                                       

3.2.BĂNG THUN (eye bandage)

-Lý do băng ép

.Cầm máu

.Giảm sưng nề sau phẩu thuật mi mắt

.Sau phẩu thuật mắt e.g, Múc nội nhãn

.Dùng cho trẻ để ngăn ngừa bé giật miếng đệm che mắt

-Vật dụng cần thiết:

.Cuộn băng thun có bề rộng khoảng 05 cm

.Đệm che mắt

.Băng keo

.Ghim kẹp giấy

-Kĩ thuật:

1.Băng đệm che mắt

2.Một tay cầm cục băng cuộn,tay còn lại cầm đầu tấm băng cuộn,bắt đầu băng từ trán phía trên mắt bệnh

3.Quấn băng cuộn 02 vòng quanh đầu ,theo huớng ra xa mắt bệnh ,Vừa đủ chặt  không được xiết quá

4.Ờ vòng quấn thứ 02 ta quấn phía dưới vành tai rồi hướng lên che phủ lên mắt sau đó quấn quanh đầu lần nữa

5.Để tránh băng cuộn che một phần mắt bên kia,đặt ngón trỏ lên vùng cung mày để giữ mép băng cuộn

6.Quấn tiếp 02 vòng nữa theo mô tả ở trên.

7.Cố định băng cuộn bằng băng keo hoặc ghim giấy(không dùng ghim kẹp cho trẻ em)

-cách tạo miếng đệm băng mắt

.Đặt bông gòn vào giữa 02 lớp gạc

.Cắt miếng đệm theo hình oval với đường kính bề rộng khoảng 05 cm và 06 cm theo bề dọc

3.3.BĂNG KHIÊN CHE ĐỠ CHO MẮT(eye shield):

Chỉ định trong trường hợp nghi ngờ vỡ nhãn cầu

Thay vì dùng miếng che mắt đơn thuần ngừoi ta dùng những vật có hình nón tuơng đối chắc đậy lên mắt bệnh rồi băng lại

Có thể tạo miếng bảo vệ mắt từ ly giấy (paper cup) hoặc nhựa mềm cắt bớt một phần lấy phần đáy ly làm khiên che

4.KĨ THUẬT LẬT MI TRÊN-LẤY DỊ VẬT KẾT MẠC

Chỉ định;

-Lấy dị vật ở kết mạc sụn mi trên

-Kiểm tra kết mạc vùng này

Chuẩn bị:

-Thuốc tê nhỏ(Tetracain 0.5%)

-Que gòn vô trùng.

-Kiêm tiêm 18-25 gauge

-Gòn,gạc sạch

-Băng keo

Kĩ thuật:

-Nhỏ thuốc tê

-Yêu cầu bệnh nhân nhìn xuống

-Một tay giữ lông mi .tay kia dùng đầu que gòn hoặc một vật nhỏ đầu tà(ghim kẹp giấy..)đặt ngay điểm giữa bờ mi ,cách bờ mi khoảng 05 mm hoặc ngay nếp mi

-Kéo nhẹ lông mi xuống dưới và ra trước ,đầu que gòn đè nhẹ lên mi mắt làm điểm tựa để tay kia kéo bật mi mắt lên trên

 

-Lấy dị vật kết mạc dể dàng bằng que gòn ướt.Nếu dị vật ghim cứng vào kết mạc thì lấy ra bằng kim

Không lật mi khi có nghi ngờ vỡ nhãn cầu

5. KĨ THUẬT LẤY DỊ VẬT GIÁC MẠC NÔNG:

-Tốt nhất là lấy bằng kinh sinh hiển vi

-Nhỏ thuốc tê

-Banh nhẹ mi mắt bằng tay

-Yêu cầu bệnh nhân nhìn về phía tạo thuận lợi cho lấy dị vật

-Dùng kim 21 gauge để lấy dị vật,mặt vát của kim luôn ngữa lên trên và giữ cho mặt này gần như song song với bề mặt giác mạc

-Dùng kim bẩy nhẹ dị vật ra khỏi giác mạc ,nếu dị vật nằm nông thì có thể lấy ra dể dàng bằng đầu que gòn vô trùng

                                                

-Tra kháng sinh

-Băng mắt

-Nếu dị vật khó lấy hoặc bám chặt thì không nên cố mà nên băng mắt và chuyển bệnh nhận đến tuyến chuyên khoa

6.XỮ LÍ VẾT THƯƠNG MI:

1.Vết thưong mi đơn giản:

-Rửa sạch vùng da quanh vết thưong bằng dung dịch sát khuẩn Betadine

-Tê dưới da bằng thuốc tê chích có pha chất co mạch

-Cắt lọc và rửa sạch vết thuơng bằng dung dịch nuớc muối sinh lí

-Lấy sạch dị vật nếu có

-Khâu da bằng chỉ không tiêu 6/0.Tốt nhất dùng chỉ nylon

-Có thể khâu mủi rời,hoặc khâu liên tục

                                                                                   

2.Chuyển tuyến chuyên khoa nếu :

-Vết thương mi kèm với tổn thương nhãn cầu có thể phải can thiệp phẩu thuật:Vỡ nhãn cầu,Dị vật nội nhãn

-Vết thương mi ở gần phía mủi có thể liên quan đến lổ lệ quản trên hoặc lệ quản dưới hoặc có thể tổn hại đến hệ thống lệ đạo

-Vết thương mi bị mất mô nhiều hoặc gây biến dạng giải phẩu mi mắt

7.KĨ THUẬT RỮA BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT

Chỉ định
-Rửa sạch chất kiềm hoặc acide vào mắt

-Ngừa sẹo giác ,kết mạc

- Rửa sạch dị vật ra khỏi mắt

Chuẩn bị

-Giấy quì (nếu có)

-Thuốc tê nhỏ mắt

-Khăn

-Giấy chống thấm(có thể lót bằng tấm nylon)

-Gòn,gạc

-Banh mi (nếu có)

-Đồ đựng

-Forceps loại nhỏ

-Bồn hạt đậu

-Dung dịch rửa ;Dung dịch Nacl 0,9% hoặc Lactacted Ringer.Nếu không có thể sử dụng nuớc sạch có nhiệt đô phòng

Tiến hành

-Nhỏ thuốc tê vào mắt bỏng

-Đo đô pH nuớc mắt bằng giấy quì tím

-Bệnh nhân ngồi hoặc nằm ,cổ và vai bệnh nhân đuợc lót giấy chống thấm và khăn

                                      

-Đặt bồn hạt đậu áp vào phía bên má bên mắt bị bòng,đầu bệnh nhân nghiêng về phía đối diện

-Cho nuớc rửa vào đồ đựng và kiểm tra nhiệt độ của dung dịch rửa bằng cách rưới một luợng nhỏ lên gò má bệnh nhân

-Yêu cầu bệnh nhân nhìn cố định ra truớc,mở mắt hết mức.Nếu cần có thể dùng banh mi banh nhẹ mắt bỏng

-Rửa bằng dung dịch NaCl 0.9% hoặc dung dịch Hartman saline hoặc Lactated Ringer

                                               

-Tưới dung dịch rửa một cách từ từ và đều lên bề mặt trứơc của mắt ở khoảng cách không xa quá 5cm,sau đó rửa mặt trong mi dứoi và mặt sau mi trên.Lật mi trên để rửa cả cùng đồ kết mạc mi trên

-Yêu cầu bệnh nhân liếc mắt theo nhiều huớng liên tục trong khi rửa.Mỗi lần rửa ít nhất là 10-30 phút

-Lấy những dị vật còn sót lại bằng que gòn hoặc forceps

-Sau mỗi 10 phút kiểm tra ,nếu bệnh nhân đau thì nhỏ thuốc tê

-Kiểm tra độ pH lần nữa (sau khi ngưng rửa 05 phút),nếu độ pH không thay đổi hoặc chưa trở về bình thuờng thì tiềp tục rửa.Thuờng thì rửa khoảng 1 đến 2 lít là đủ

Rửa cho đến khi pH về bình thuờng thì băng mắt và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.










Trang 1 trong 2 1 2 »