VIM KẾT MẠC
(VKM)
(Bs Lê Văn Quân )
A.MỤC TIÊU
1-Mô tả được vị trí giải phẩu của kết mạc
2-Định nghĩa được viêm kết mạc
3- Chẩn đoán được bệnh
4-Trình bày được cách xử trí bệnh
B.NỘI DUNG
I.ĐỊNH NGHĨA
1.Sơ lược giải phẩu:
-KM là lớp màng mỏng trong suốt lót mặt trước nhãn cầu và mặt trong của mi mắt
-Chia làm 03 phần KM sụn mi (lót mặt trong mi mắt),KM nhãn cầu (bao phủ phía trên cũng mạc nhãn cầu)và KM cùng đồ(nằm giữa hai phần trên)
-Chia làm hai lớp :Biểu mô và mô riêng phần kết mạc bao gồm các tuyến,sợi,các tế bào ly,tế bào trụ
2.Định nghĩa:
-Là bệnh thường gặp ở mắt
-Phản ứng viêm của kết mạc thường là:
.Sung huyết(do các mạch máu bị dãn nỡ)
.Phù nề
.Xuất tiết dịch,nhầy,mủ,đôi khi tạo màng giả (giả mạc)
.Hột,nhú KM
.Xuất huyết KM
3.Phân loại viêm kết mạc:
3.1 Theo nguyên nhân:
-VKM dị ứng
-VKM siêu vi(mắt đỏ,mắt nhặm)
-VKM vi trùng
-VKM do các nguyên nhân khác
3.2. Theo diễn tiến của bệnh:
-VKM tối cấp: diễn tiến rất nhanh không điều trị kịp thời có thể gây mù(VKM do lậu cầu ở trẻ sơ sinh,VKM do vi trùng bạch hầu…)
-VKM cấp :thường diễn tiến dưới 4 tuần
-VKM mạn:thường kéo dài trên 4 tuần
II.NGUYÊN NHÂN:
1.Do siêu vi:
-Thường lây lan trong cộng đồng ,có khi thành dịch
-Thường gặp do Adenovirus,Picor navirus,Rotavirus..…
2.Do vi khuẩn:
-Thường gặp vi khuẩn sinh mủ gây VKM cấp
-VKM mạn thường do Chlamydia trachomatis(mắt hột),Moraxella
3.Do dị ứng:
-Thường gặp
-Có hai dạng:VKM theo mùa và VKM quanh năm
-Các tác nhân gây VKM dị ứng :phấn hoa,bụi ,vải sợi,lông thú,…
4.Do các nguyên nhân khác
-Do hóa chất: thường các chất có tính axit,baze có trong các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt và trong công nghiệp(thuốc sơn,thuốc nhuộm…)
-Do chấn thương
-Do tia xạ…
III.LÂM SÀNG:( chung cho VKM )
1.Cơ năng: có thể gặp các triệu chứng sau
-mắt đỏ,kích thích,chảy nước mắt
- ghèn nhiều khi ngủ dậy hay bị dính mi mắt
-có thể ngứa mắt,cợm –xốn ở mắt
-đôi khi đau nhức mắt,sợ ánh sáng
2.Thực thể: có thể thấy
-mắt sung huyết,đỏ
-xuất tiết dịch trong,hoặc nhầy,mủ, nặng thì có giã mạc
-hột,nhú kết mạc sụn mi
-phù kết mạc
-đôi khi có tổn thương giác mạc
-có thể sờ được hạch viêm trước tai
-các triệu chứng khác đi kèm như viêm hô hấp,cảm,đau họng…
IV.CHẨN ĐOÁN: chủ yếu dựa vào lâm sàng có các dấu hiệu gợi ý
1.Lâm sàng:
-VKM dị ứng :
Triệu chứng nổi bật là ngứa,xuất tiết dịch trong,thường có các dấu hiệu khác đi kèm như viêm mủi dị ứng,có tiền sử bệnh dị ứng…
-VKM siêu vi:
-Có tính lây lan nhanh ,bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây
-Dịch xuất tiết thường là dịch trong nhiều hơn mủ nhầy
-Thường nổi hạch trước tai,hạch dưới hàm
-Có các bệnh khác kèm theo như viêm đường hô hấp,đau họng,sốt…
-VKM vi khuẩn:
-Thường xuất tiết nhiều mủ nhầy
-KM sung huyết ,đỏ nhiều
-Đôi khi viêm đỏ lan ra cả vùng mi mắt
-Trong trường hợp VKM mãn tính do vi khuẩn nhiều khi kết mạc xuất tiết hoặc sung huyết rất ít
2.Cận lâm sàng
Chủ yếu dùng cho những trường hợp VKM tối cấp,VKM mạn ,hoặc không đáp ứng điều trị
-Soi tươi
-Nhuộm Gr
-Cấy-kháng sinh đồ
V.ĐIỀU TRỊ
1.Điều trị nguyên nhân:
-VKM dị ứng:
Kháng dị ứng nhỏ mắt :kháng histamine,corticoid…
Dị ứng nặng có thể dùng kháng dị ứng đường uống
-VKM vi trùng:
Kháng sinh nhỏ mắt tại chổ
Kháng sinh toàn thân chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng nặng,hoặc viêm kết mạc mạn tính ,bệnh mắt hột…
Thời gian điều trị thường 7-10 ngày hoặc lâu hơn đặc biệt là những trường hợp viêm kết mạc mãn tính
-VKM siêu vi:
Chỉ định thuốc kháng virus cho trường hợp nghi ngờ VKM do Herpes simplex virus để ngăn ngừa biến chứng viêm giác mạc
-VKM hóa chất:
Lấy sạch hóa chất ở mắt(nếu là chất rắn)
Rửa mắt cho đến khi độ pH 7
Kháng sinh dạng thuốc mỡ tra mắt chống dính
2.Điều trị triệu chứng:
-Chườm ấm
-Giảm đau-kháng viêm non-steroid
-Nghỉ ngơi hạn chế làm việc ngoài trời và làm việc bằng mắt nhiều.